Giải mã lí do biệt thự pháp cổ được yêu thích ở Việt Nam

Biệt thự pháp cổ được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu của thế kỉ 20 khi pháp vào đô hộ nước ta và nó tạo thành trào lưu kiến trúc “hot” đến tận bây giờ.

Câu nói “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật” luôn đúng, trong cuộc sống hiện đại việc sở hữu ngôi nhà thông thoáng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng là kiểu mẫu mà rất nhiều gia chủ đang tìm kiếm.

biệt thự pháp cổ
Biệt thự pháp cổ thiết kế độc đáo

Khác với kiểu nhà phố, biệt thự cổ điển pháp tạo nên cho gia chủ một không gian sống tự nhiên, mát mẻ và tốn ít năng lượng.  Lí giải điều này các kiến trúc sư của Kiến trúc Thăng Long cho biết: Biệt thự cổ điển theo kiểu pháp được xây dựng và trang trí từ những vật liệu tự nhiên và phù hợp với khí hậu Việt Nam. Do đó mẫu biệt thự đẹp này luôn mang vẻ đẹp vững chãi, trường tồn

biệt thự pháp cổ
Nhà hát lớn Hà Nội, công trình tiêu biểu đại diện cho kiến trúc Pháp cổ ở Việt Nam

Khí hậu Việt Nam nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao nên kiểu biệt thự pháp cổ cũng được cải biến để phù hợp hơn với điều kiện sống. Vừa có thể chống nóng, thoát ẩm do vậy cần bố trí nhiều cửa để gió được thông thoáng. Đồng thời khi mở nhiều cửa thì cần tìm cách che chắn để ngăn cản không cho nắng nhiệt và mưa hắt vào nhà. Với ưu thế vừa đóng, vừa mỏ nên căn nhà có thể thích nghi với sự biến đổi thất thường của thời tiết Việt Nam. Hiên nhà luôn được đua ra để giải quyết được 2 vấn đề trên.

biệt thự pháp cổ
Bố trí cửa nhiều và nhỏ để lấy ánh sáng tự nhiên, trần và mái khá cao

Trong kiến trúc dinh thự Pháp, các hiên được bao bọc quanh nhà để tránh các phòng phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Có thể coi đây là khoảng đệm trung gian giữa phần trong và ngoài của ngôi nhà.

Ở các dãy hành lang thường bố trí cửa sổ to và rộng, thiết kế công phu với cửa gỗ bên ngoài có thể che mưa,nắng và vẫn đảm bảo độ thông thoáng. Nếu ở miền Bắc có mùa lạnh thì bên trọng lại có thêm một lớp kính ngăn lạnh mà vẫn có thể hưởng đầy đủ ánh sáng mùa đông  ở trong có kính bên ngoài cửa chớp.

biệt thự cổ điển kiểu pháp
Trụ sở ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Không những thế với những ngôi biệt thự kiểu Pháp cổ thường được bố trí trên nền cao để hứng gió và ngăn nhiệt hắt lên từ đất. Hệ mái bê tong lợp ngói và trần cao để có thể ngăn nhiệt thâm nhập từ mái, cửa sổ mái để thông nhiệt cho không gian đệm giữa trần và mái.

biệt thự cổ điển phâp
Biệt thự kiểu pháp ở Đà Lạt được cải biến để phù hợp hơn với nếp sinh hoạt

Biệt thự cổ điển Pháp thường được xây dựng trong một khuôn viên rộng, sân vườn tiểu cảnh đẹp nên khá giống với ngôi nhà 5 gian truyền thống của người Việt. Vì thế khi du nhập vào Việt Nam,biệt thự cổ điển Pháp nhanh chóng đươc tiếp nhận và yêu thích trong giới thượng lưu thời xưa ở Hà Nội và Đà Lạt, hiện nay biệt thư này phổ biến hơn.

Trên đây là những phân tích của các kiến trúc sư của Kiến trúc Thăng Long, nếu muốn tư vấn bạn có thể liên hệ : 0904744835

Bài viết liên quan